Theo dòng lịch sử, ngày 08.03 là ngày phụ nữ xuống đường
biểu tình, diễn hành, đấu tranh cho quyền lợi nữ công nhân, quyền trẻ em, quyền
sống của phụ nữ, quyền bình đẳng chính trị… Các hoạt động này diễn ra trước
tiên ở Mỹ và Âu châu. Nhờ kiên trì, những mục tiêu đấu tranh của phụ nữ ở các
nước này đã thu được kết quả rõ ràng. Có thể vì mục tiêu đã hoàn thành, nên tại
Mỹ và các nước Tây Âu hiện nay không còn mừng ngày Quốc tế phụ nữ nữa.
Trong khi đó, thế giới cộng sản chủ động thành lập ngày
Quốc tế phụ nữ này, nhưng các quyền của phụ nữ vẫn không được tôn trọng. Tuy vậy,
phụ nữ ở các nước cộng sản không hề tự mình biểu tình đòi quyền, mà chỉ tham gia
các cuộc meeting do đảng cộng sản cho phép tổ chức.
Ở các nước cộng sản, nhà cầm quyền khôn khéo, đánh lừa phụ
nữ bằng cách khuyến khích tổ chức lễ hội tưng bừng. Những người đàn ông cũng
tranh thủ ru ngủ phụ nữ bằng quà cáp. Do vậy phụ nữ ở các nước cộng sản chỉ còn
mong đến ngày 8 tháng 3 để được đi shopping, đi dự lễ hội, ăn uống mà quên đi ý
nghĩa thật của ngày đó.
Tại Việt Nam có rất nhiều phụ nữ đang bị đối xử bất công
từ cánh đồng lúa ở nông thôn đến các nhà máy dệt may ở thành thị. Các nhà tù ở
Việt Nam đang giam giữ nhiều phụ nữ vô tội, xét theo các Công ước quốc tế và Hiến
pháp Việt Nam. Ở Việt Nam đến hôm nay vẫn trọng nam khinh nữ.
Xuyến Dân An cho biết: “Thống kê cho biết trên thế giới
này, phụ nữ nghèo ở các nước chậm phát triển trong đó có Việt Nam, thường phải
sống trong: nghèo túng, nạn nhân của bạo hành gia đình và trầm cảm. Ngày 8
tháng 3 nhắc đến trách nhiệm nâng cao nhân phẩm và phẩm chất sống của những người
mẹ, người chị, người em đã và đang sống bằng hết trái tim mình để lo cho người
khác…”
Ông Trần Bang nêu suy nghĩ: “Có bình đẳng Nam-Nữ không?
khi chưa có bình đẳng công dân, khi nói đến Nhân quyền (quyền con người) thì bị
coi là “phản động”, khi còn chế độ phân biệt lý lịch “ngụy”- “ta”, khi còn chế
độ sỹ quan công an lấy vợ Công Giáo thì phải nghỉ việc, khi muốn làm việc công
cộng (hay chính trị) như tham gia đảm nhiệm các chức vụ Nhà nước, các chức vụ
trong Chính quyền các cấp thì phải vào đảng cộng sản…”
Những phụ nữ tự do và thông minh, không bị cộng sản lừa của
Việt Nam đâu hết rồi? #tinvui
Một chút lịch sử (theo Wikipedia)
Một chút lịch sử (theo Wikipedia)
- Tại Thành phố New York (Mỹ), ngày 8 tháng 3 năm 1857,
các công nhân ngành dệt (nam và nữ) biểu tình chống lại những điều kiện làm việc
khắc nghiệt: 12 giờ làm việc một ngày (đấu tranh bảo vệ quyền lợi công nhân)
- Hai năm sau (1859), cũng trong tháng 3, các nữ công
nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên để bảo vệ và
giành một số quyền lợi (đấu tranh bảo vệ quyền lợi nữ công nhân).
- 50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, có 15.000 phụ nữ
diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao
hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy. Khẩu hiệu của họ là
“Bánh mì và Hoa hồng” (Bread and Roses). Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố
Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909 (đấu tranh bảo vệ quyền lợi nữ
công nhân và quyền trẻ em).
- Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế cộng sản)
tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu
cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày
quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị
đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ (hệ thống cộng sản thế giới chọn
làm ngày QTPN).
- Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được đánh dấu cho lần đầu
tiên (19 tháng 3) ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, đã được hơn một triệu người
tham gia diễn hành (Âu châu chọn 1 ngày trong tháng 3, không phải 8.3).
- Năm 1912, có 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la
lớn “Better to starve fighting than starve working – Chết đói vì chiến đấu hơn
là chết đói vì làm việc”. Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng (phụ nữ đình công đòi
ưu đãi).
- Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử
nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận (Phụ nữ đòi quyền bình
đẳng chính trị).
- Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8
tháng 3 dương lịch, với 2 triệu binh lính Nga đã chết trong chiến tranh các phụ
nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở
về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị
và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga (phụ nữ kêu oan cho chồng
con và góp phần lật đổ chế độ).
- Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch
mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ
này làm ngày Phụ nữ (ngày Hai Bà Trưng đánh quân xâm lược Hoa Lục là ngày phụ nữ
VN).
- Năm 1977, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một
ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8
tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét